Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để chỉ số đường huyết luôn ở ngưỡng thấp?
Lời khuyên về việc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì phù hợp nhất chính là việc hiểu biết về chất xơ, vitamin và lượng đường trong từng loại trái cây để có thể vừa ăn ngon miệng vừa khống chế chỉ số đường huyết ở mức thấp nhất.
Nếu bạn bị tiểu đường, có thể ai đó đã nói rằng bạn nên tránh ăn trái cây. Nhưng trái cây tươi luôn có đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa là thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường lành mạnh. Bạn sẽ chỉ cần hiểu về lượng đường, chất xơ và đưa ra quyết định thông minh về loại trái cây bạn tiêu thụ là đủ.
Những điều cần biết về Fructose
Đường chính có trong trái cây được gọi là fructose, được chuyển hóa ở gan và có khả năng bỏ qua một loại enzyme giới hạn tốc độ báo hiệu khi các tế bào có quá nhiều đường, đó là mối nguy hiểm khi tiêu thụ xi-rô hàm lượng cao fructose.
Tuy nhiên, chất xơ có trong trái cây tươi có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, nhưng tùy thuộc vào mức độ fructose và chất xơ, một số loại trái cây có thể khiến đường trong máu của bạn tăng vọt với tốc độ nhanh hơn các loại khác. Phần khó khăn trong việc đo lường phản ứng là cơ thể mỗi người phản ứng với thực phẩm khác nhau. Trong khi một người có thể ăn táo mà không có vấn đề gì, một người khác có thể thấy rằng táo khiến lượng đường trong máu của họ tăng đột biến. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi ăn trái cây có thể giúp bạn xác định loại trái cây nào là tốt nhất cho bạn.
Hãy chủ động bảo vệ chính mình và người thân trước nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
Chất xơ
Chất xơ có trong trái cây, cả hòa tan và không hòa tan, có thể giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu, có thể giúp kéo cholesterol ra khỏi tim của bạn và tăng cảm giác no, dẫn đến ăn ít hơn. Hàm lượng chất xơ có thể thay đổi tùy theo trạng thái của trái cây liệu trái cây có tươi, hấp, nướng, hầm … Toàn bộ trái cây tươi đều có nhiều chất xơ nhất, vì thành tế bào vẫn còn nguyên vẹn. Việc nấu nướng phá vỡ các cấu trúc chất xơ trong trái cây và có thể làm cho việc trao đổi chất của cơ thể dễ dàng hơn‚ nhưng điều đó cũng có nghĩa là đường dễ dàng hấp thụ hơn.
Tốt nhất với bệnh nhân bị tiểu đường là tìm kiếm các loại trái cây có vỏ ăn được, chẳng hạn như táo, lê và quả mọng, và để hạn chế những loại cần gọt vỏ, như chuối, dưa và cam quýt.
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp cơ thể sửa chữa khỏi mọi loại căng thẳng. Thực phẩm của bạn càng nhiều màu sắc, càng có nhiều chất chống oxy hóa. Đừng vội bỏ qua các loại trái cây nhiều màu như cam, táo, dưa gang…
CÁC LOẠI TRÁI CÂY CẦN HẠN CHẾ
Có một số loại trái cây chỉ nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế nếu bạn bị tiểu đường: Trái cây sấy khô, nước ép trái cây và trái cây có thể có nhiều đường và ít chất xơ.
Trái cây sấy khô
Loại thực phẩm này ăn ngon miệng hơn khi kết hợp cùng bánh và món salad nhưng là một dạng trái cây siêu ngọt vì đường tích tụ trong quá trình sấy khô, có nghĩa là lượng carbohydrate trên mỗi khẩu phần cao hơn so với trái cây tươi. Nó cũng có thể chứa đường bổ sung và có thể ít chất xơ hơn nếu vỏ đã được loại bỏ.
Nước ép
Ngay cả nước ép trái cây 100% tự nhiên cũng có thể gây ra đột biến glucose. Cơ thể không phải làm việc nhiều để phá vỡ đường trong nước trái cây vì gần như loại bỏ gần như tất cả chất xơ. Nước trái cây, do đó, được chuyển hóa nhanh chóng và làm tăng lượng đường trong máu trong vài phút.
Trái cây có hàm lượng đường cao
Chỉ số đường huyết (GI) có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố, chẳng hạn như bạn ăn bao nhiêu trái cây và cách chế biến trái cây đó, nhưng nó có thể hữu ích khi lập kế hoạch bữa ăn với bệnh tiểu đường. Thực phẩm được coi là có giá trị GI thấp ở mức 55 trở xuống.
9 loại trái cây tốt nhất cho bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
Các loại trái cây được liệt kê dưới đây là đều có GI (chỉ số đường huyết) từ 55 trở xuống và GL (chỉ số hấp thụ tinh bột) dưới 10 mỗi khẩu phần.
[table id=1 /]
Nếu bạn sống với bệnh tiểu đường, thực sự không cần quá bận tâm về việc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì mà chỉ cần nhớ rằng trái cây có GI/GL thấp hơn là phù hợp hơn với bạn và nên là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.Nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia dinh dưỡng về một kế hoạch bữa ăn tùy chỉnh phù hợp nhất với sức khỏe của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm đến các sản phẩm của Foodilo, xin hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Chúng tôi rất mong muốn được hỗ trợ bạn.